Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Cứ đến ngân hàng nhà nước là sẽ vay được vốn

Đối tượng không khuyến khích cho vay vốn hiện được tăng lên gấp đôi


Trước ý kiến cho rằng dù ngân hàng nói hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, nhất là vốn giá rẻ, Ông Nguyễn Văn Bình thống đốc ngân hàng nhà nước cho biết (Doanh nghiệp vốn có nhiều loại, tình hình tài chính khác nhau). Tôi xin khẳng định, nếu doanh nghiệp nào có tài chính tốt, sản xuất kinh doanh tốt, hoàn toàn có thể vay được vốn ngân hàng với lãi suất khoảng 15% - 16%. Nếu cần, các nhà báo cơ quan truyền thông có thể thông tin và giới thiệu doanh nghiệp đến Ngân hàng Nhà nước. Ông Bình khẳng định: doanh nghiệp nào tốt, đủ điều kiện sẽ được cho vay.

Riêng với lĩnh vực chứng khoán, ông Bình thừa nhận, sẽ không khuyến khích cho vay bởi bản chất vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi vay đầu tư chứng khoán là trung dài hạn (cổ phiếu).

Về cho vay tiền du học, vay tiền sử dụng tiền ra nước ngoài thì không khuyến khích, còn cho vay vốn mua nhà ở, vay vốn xây dựng nhà ở, nhà để cho thuê, thậm chí vay vốn đầu tư nhà, và cho vay tiêu dùng trong nước... đều được loại ra khỏi danh mục. Điều này đồng nghĩa đối tượng không khuyến khích cho vay vốn hiện được tăng lên gấp đôi. Đây là một công bố hết sức quan trọng được đại diện ngân hàng nhà nước khẳng định lần này là thay vì thắt chặt, một số đối tượng được loại ra khỏi tín dụng không khuyến khích.

Hạn chế giải ngân vốn vay bằng tiền mặt


Theo quy định tại Thông tư 09 Ngân hàng Nhà nước mới ban hành ngày 10/4, các ngân hàng chỉ được xem xét sử dụng tiền mặt để giải ngân các khoản vay với một số đối tượng, thay vì đa dạng như trước. Từ ngày 1/6, các ngân hàng không được dùng tiền mặt khi giải ngân vốn vay thay vì các hình thức đa dạng trước kia.

Cụ thể, trường hợp thứ nhất là thanh toán cho bên thụ hưởng (bên có quan hệ với khách hàng vay trong mua bán tài sản, thanh toán chi phí hình thành trên tài sản) là tổ chức, cá nhân số tiền dưới 100 triệu đồng một lần giải ngân. Ngoài ra, việc thanh toán bằng tiền mặt có thể xem xét với các trường hợp dùng để trả lương cho người lao động, bù đắp vốn tự có mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh, sản xuất...Các đối tượng khác, ngân hàng khi giải ngân, không được dùng tiền mặt.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc siết chặt giải ngân sẽ góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận trong hợp đồng cho vay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét