Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Không dễ để thực hiện việc mua bán nợ xấu bây giờ

Giải pháp mua bán nợ xấu.


Để giải quyết nợ xấu, yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng là phải minh bạch trong vấn đề xác định nợ xấu. Hiện đang tồn tại một thực tế là có những ngân hàng không công bố nợ xấu sát với thực tế. Do đó, tiêu chí phân loại nợ xấu cần phải rất chuẩn mực và đồng nhất, chứ không thể cùng một khoản nợ mà ngân hàng này cho là nợ xấu, ngân hàng kia thì không.

Bên cạnh đó, cần siết chặt kỷ luật với những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những ngân hàng vi phạm. Chẳng hạn, khi phát hiện ngân hàng đảo nợ hoặc cố tình che giấu nợ xấu, NHNN có thể áp dụng biện pháp kỷ luật như: hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế mở mạng lưới hoặc những quy định về dự trữ bắt buộc. Hiện tại, chưa có ngân hàng nào bị xử lý do không phản ánh đúng nợ xấu.

Có ý kiến cho rằng, để có thể đẩy nhanh quá trình lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng, Nhà nước nên vào cuộc. Cụ thể là Chính phủ đứng ra mua lại những khoản nợ xấu đó, lành mạnh hóa nó rồi sau đó bán lại. Về mặt tinh thần thì đúng, nhưng khi thực hiện sẽ khó, bởi nếu Chính phủ mua nợ xấu của một ngân hàng A với giá thấp sẽ gây ảnh hưởng lên định giá nợ xấu của ngân hàng khác. Trong khi đó, chưa chắc các ngân hàng đã mặn mà với giải pháp này.

Ví dụ điển hình là thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009, chính phủ Mỹ có đưa giải pháp mua nợ của các ngân hàng, nhưng không hiệu quả, bởi mấy lý do sau. Thứ nhất, không ai dám bán, vì bán sẽ lộ ra là mình có nợ xấu. Thứ hai, chắc chắn chính phủ muốn mua nợ xấu với giá có lợi cho đất nước; nhưng nếu giá quá thấp thì các ngân hàng không đồng ý, do sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn cho khoản nợ đó. Do đó, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã phải đưa ra giải pháp Ngân hàng Trung ương bỏ tiền mua lại cổ phần của các ngân hàng để vực lại niềm tin.

Bên cạnh đó, với giải pháp mua nợ xấu, Chính phủ cần phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn. Tính bình quân, các chính phủ thường tiêu tốn khoảng 13% giá trị GDP khi tái cơ cấu hệ thống tài chính. Con số này trên thực tế có khả năng lớn hơn đối với một số nước, ví dụ Chính phủ Indonesia tiêu tốn 50% giá trị GDP hay hơn 30% tại Thái Lan hoặc nhỏ hơn như Malaysia, khoảng 5%.

Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại nợ xấu của các chính quyền địa phương, do bản thân các chính quyền địa phương vay rất nhiều, dùng khoản tiền đó để đầu tư vào các dự án trung - dài hạn, mà khoản vay lại là ngắn hạn. Đến lúc chính quyền địa phương không trả được nợ, thì tình hình nợ xấu của các ngân hàng tại Trung Quốc cũng sẽ khó kiểm soát.

Điều kiện nào thì việc mua lại nợ xấu mới đạt hiệu quả?


Việc mua lại nợ xấu thông qua các công ty mua bán nợ (AMC) chỉ hiệu quả khi thỏa mãn các điều kiện sau. Thứ nhất, sự mong muốn và hỗ trợ của Chính phủ là hết sức quan trọng để đảm bảo thành công cho các công ty mua bán nợ. Thứ hai, sự hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ bằng việc cấp vốn trực tiếp. Nếu AMC phát hành trái phiếu, các trái phiếu này cần sự bảo lãnh của Chính phủ.

Thứ ba, thị trường vốn cần hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc định giá và mua bán nợ. Đồng thời, các quy định pháp luật cũng cần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại nợ từ AMC. Thứ tư, thời hạn hoạt động của AMC cần được xác định để đảm bảo AMC không ôm nợ xấu trong thời gian dài do không dám chịu lỗ khi bán ra, nhưng đồng thời, thời gian cũng đủ dài để AMC có đủ thời gian để giải quyết nợ xấu.

Thứ năm, tính minh bạch cao. AMC cần thường xuyên công bố kết quả hoạt động và kết quả kiểm toán để thị trường có thể hiểu rõ tình hình thực tế. Thứ sáu, xử lý nhanh. Chờ thị trường đảo chiều để giảm lỗ thường dẫn đến làm chậm quá trình xử lý nợ và gây nên lỗ lớn hơn. Cuối cùng, hoạt động mua bán nợ nên diễn ra khi thị trường không bị quá hoảng loạn, vì nếu như thế thì chắc chắn không ai dám bán và càng bán, giá càng xuống.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Nguồn vốn cho bất động sản bắt đầu sôi động trở lại

Sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa lãi suất huy động xuống còn 12%/năm, đồng thời mở cửa cho hầu hết các khoản vay mới về bất động sản, nhiều ngân hàng thương mại cho biết sẽ đưa lãi suất cho vay xuống còn 14%/năm đối với những khách hàng mua các sản phẩm nhà đất dự án giá tốt, giao nhà ở ngay.

Ông Lê Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh (thuộc Công ty Hoàng Anh Gia Lai), cho biết một số ngân hàng như ngân hàng Á Châu ACB, ngân hàng ANZ, ngân hàng  Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV… đã và đang tiếp cận khách hàng mua căn hộ tại những dự án của đơn vị làm chủ đầu tư như chung cư An Tiến, New Saigon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2) và Hoàng Anh Giai Việt (quận 8) để cho vay với lãi suất đã giảm đáng kể so với trước.

Cũng theo ông Hùng, hiện nay, có ngân hàng đang làm việc với công ty để đưa mức lãi suất cho khách hàng vay mua nhà chỉ còn 15,5%/năm, đồng thời những điều kiện xem xét cho vay vốn của ngân hàng cũng đỡ khắt khe hơn trước.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra định hướng cho vay các dự án bất động sản sắp hoàn thành với lãi suất 16%/năm. Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc BIDV, ngân hàng này sẽ tập trung chú trọng tỉ trọng cho vay vốn bất động sản, đồng thời giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ vốn cho các dự án cũng là hỗ trợ cho một chuỗi ngành thép, ngành xi măng…đang rơi vào tình trạng khó khăn.

Sau tín hiệu hạ lãi suất huy động xuống mức 12%, tín dụng cho vay bất động sản đã được nới lỏng, thị trường bất động sản đã xuất hiện giao dịch trở lại đặc biệt phân khúc chung cư có giá trị trên dưới 2 tỷ đồng.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Cứ đến ngân hàng nhà nước là sẽ vay được vốn

Đối tượng không khuyến khích cho vay vốn hiện được tăng lên gấp đôi


Trước ý kiến cho rằng dù ngân hàng nói hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, nhất là vốn giá rẻ, Ông Nguyễn Văn Bình thống đốc ngân hàng nhà nước cho biết (Doanh nghiệp vốn có nhiều loại, tình hình tài chính khác nhau). Tôi xin khẳng định, nếu doanh nghiệp nào có tài chính tốt, sản xuất kinh doanh tốt, hoàn toàn có thể vay được vốn ngân hàng với lãi suất khoảng 15% - 16%. Nếu cần, các nhà báo cơ quan truyền thông có thể thông tin và giới thiệu doanh nghiệp đến Ngân hàng Nhà nước. Ông Bình khẳng định: doanh nghiệp nào tốt, đủ điều kiện sẽ được cho vay.

Riêng với lĩnh vực chứng khoán, ông Bình thừa nhận, sẽ không khuyến khích cho vay bởi bản chất vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi vay đầu tư chứng khoán là trung dài hạn (cổ phiếu).

Về cho vay tiền du học, vay tiền sử dụng tiền ra nước ngoài thì không khuyến khích, còn cho vay vốn mua nhà ở, vay vốn xây dựng nhà ở, nhà để cho thuê, thậm chí vay vốn đầu tư nhà, và cho vay tiêu dùng trong nước... đều được loại ra khỏi danh mục. Điều này đồng nghĩa đối tượng không khuyến khích cho vay vốn hiện được tăng lên gấp đôi. Đây là một công bố hết sức quan trọng được đại diện ngân hàng nhà nước khẳng định lần này là thay vì thắt chặt, một số đối tượng được loại ra khỏi tín dụng không khuyến khích.

Hạn chế giải ngân vốn vay bằng tiền mặt


Theo quy định tại Thông tư 09 Ngân hàng Nhà nước mới ban hành ngày 10/4, các ngân hàng chỉ được xem xét sử dụng tiền mặt để giải ngân các khoản vay với một số đối tượng, thay vì đa dạng như trước. Từ ngày 1/6, các ngân hàng không được dùng tiền mặt khi giải ngân vốn vay thay vì các hình thức đa dạng trước kia.

Cụ thể, trường hợp thứ nhất là thanh toán cho bên thụ hưởng (bên có quan hệ với khách hàng vay trong mua bán tài sản, thanh toán chi phí hình thành trên tài sản) là tổ chức, cá nhân số tiền dưới 100 triệu đồng một lần giải ngân. Ngoài ra, việc thanh toán bằng tiền mặt có thể xem xét với các trường hợp dùng để trả lương cho người lao động, bù đắp vốn tự có mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh, sản xuất...Các đối tượng khác, ngân hàng khi giải ngân, không được dùng tiền mặt.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc siết chặt giải ngân sẽ góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận trong hợp đồng cho vay.


Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Cảnh báo sổ đỏ giả tràn lan trên thị trường

Chỉ một căn nhà nhưng hiện có tới 4 người đang tranh chấp quyền sở hữu, ai cũng có trong tay 1 cuốn sổ đỏ chứng minh quyền sở hữu của mình, nhưng theo điều tra của cơ quan công an thì tất cả đều là giấy tờ sổ đỏ giả, chỉ có chất liệu phôi là thật. Với những thủ đoạn tinh vi này, Lê Bá Quỳ ở Gia Lâm, Hà Nội đã làm giả hàng loạt sổ đỏ đem thế chấp để vay tiền của nhiều ngân hàng khác nhau, qua đó lừa đảo chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng. Cơ quan công an cho biết, điều đáng lo ngại nhất là việc giao dịch giữa các trường hợp lừa đảo nói trên đều có hợp đồng đã được công chứng.

Theo văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng chỉ công chứng việc hợp đồng mua bán, chuyển nhượng trong trạng thái bình thường, không bị ép buộc, còn việc xác định sổ đỏ thật hay giả là trách nhiệm của bộ phận Địa chính, phường, xã sở tại, phòng Tài nguyên môi trường quận, huyện nơi cấp sổ đỏ đó.

Trên thực tế thì không ít người dân và các tổ chức tín dụng cũng thường lầm tưởng phòng công chứng là đại diện cho cơ quan nhà nước để kiểm soát giấy tờ mua bán nhà đất. Theo Bộ Công an, rất có thể các tổ chức tín dụng đang nắm giữ nhiều sổ đỏ giả làm tài sản thế chấp khi cho vay vốn mà không biết. Thực tế, hàng loạt các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng sổ đỏ giả xảy ra trên địa bàn Hà Nội cho thấy, việc rà soát lại tất cả sổ đỏ đang được thế chấp để vay vốn ngân hàng là điều cần thiết vào lúc này.Việc phối hợp với Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng trong toàn thành phố rà soát lại toàn bộ sổ đỏ đã thế chấp trong các ngân hàng để vay tiền là cần thiết. Qua các bìa đỏ trong ngân hàng này, ắt sẽ phát hiện ra bìa đỏ nào là thật, bìa đỏ nào là giả mà đối tượng đã dùng để vay ngân hàng rồi chiếm đoạt tài sản vay.

Xác định thiệt hại ban đầu mà các tổ chức, cá nhân phải hứng chịu lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên điều đáng lo ngại hơn là một lượng lớn phôi sổ đỏ vẫn đang bị thất lạc tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục xảy ra cho người dân và các tổ chức tín dụng. Thực tế, một lượng lớn phôi sổ đỏ bị thất lạc tại các địa phương đang là mối nguy cơ tiếp tay cho nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ riêng tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã có gần 500 phôi bị mất, hàng nghìn phôi bị hỏng hóc nhưng chưa có biện pháp ngăn ngừa hậu quả được đưa ra.

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối duy nhất về in ấn và cung ứng phôi sổ đỏ. Khi cấp phát cho các địa phương, các số seri được in sẵn, lưu hồ sơ để thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, không có gì khó khăn nếu tiến hành rà soát, thống kê, cập nhật toàn bộ số seri bị thất lạc để dễ dàng nhận diện sổ đỏ giả, qua đó phát hiện và ngăn ngừa sớm các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể tiếp tục xảy ra.

Chúng tôi viết bài này là rất muốn cảnh báo cho tất cả người dân biết rằng, khi chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý chặt chẽ thì không nên vội vàng nhận sổ đỏ làm thế chấp để cho vay. Đặc biệt là các tổ chức tín dụng ngân hàng cũng cần hết sức cảnh giác. Những số seri đã bị mất sẽ được công bố để tạo điều kiện cho người dân cũng như các tổ chức tín dụng ngân hàng cảnh giác, tránh thiệt hại có thể xảy ra.


Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Thủ tục vay vốn ngân hàng | thủ tục trong các hình thức vay cụ thể

Thủ tục vay vốn ngân hàng bao gồm những yêu cầu bắt buộc sau:

Đối với cá nhân hồ sơ vay vốn bao gồm:

  1. Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (theo mẫu của từng ngân hàng)
  2. Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh…của người vay và người cùng trả nợ.
Lưu ý khi đi vay vốn: Các khoản vay vốn cá nhân thường là khoản vốn vay ngân hàng trung và dài hạn. Do đó lãi suất vay điều chỉnh theo biên độ và thời gian điều chỉnh. Lãi suất vay vốn ngân hàng hầu hết đều thương lượng được với ngân hàng. Các ngân hàng đều có biên độ lãi suất và quyền được quyết tăng giảm lãi suất tuỳ theo cấp của đơn vị cho vay. Chú ý biên độ biến động của lãi suất trong mỗi lần điều chỉnh

Hồ sơ pháp lý bao gồm:

  1. CMND /Hộ chiếu, Hộ khẩu /KT3, Giấy đăng ký kết hôn /xác nhận độc thân…của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có)
  2. Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo
  3. Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn
  4. Giấy tờ căn nhà, nền nhà dự định mua (thủ tục bắt buộc), Giấy thỏa thuận hoặc Hợp đồng mua bán nhà do 02 bên lập (nếu có).
  5. Hoặc tài liệu chứng minh mua sắm tài sản, chi tiêu cho du học...

Đối với doanh nghiệp hồ sơ vay vốn bao gồm:


  1. Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của từng ngân hàng.
  2. Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.
Hồ sơ pháp lý:

  1. CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/ xác nhận độc thân... của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh.
  2. Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập DNTN...(nếu có).
  3. Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, chứng minh thu nhập: Hợp đồng mua, bán hàng, biên lai thuế, hóa đơn, chứng từ...(nếu có) .
Lưu ý khi vay: Các khoản vay doanh nghiệp thường là khoản vay ngắn hạn. Do đó doanh nghiệp phải cẩn trọng thời hạn vay và chu kỳ quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi suất vay hầu hết đều thương lượng được với ngân hàng. Các ngân hàng đều có biên độ lãi suất và quyền được quyết tăng giảm lãi suất tuỳ theo cấp của đơn vị cho vay. Chú ý vòng quay vốn và nhu cầu vay vốn! Đây là lý do hầu hết khi từ chối cho vay, cán bộ tín dụng chứng minh với chu kỳ quay vốn, và số vốn cho mỗi chu kỳ thì số vốn cần thiết cho vay là không phù hợp .


Thủ tục vay vốn trong từng trường hợp cụ thể


1. Thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp bằng sổ đỏ bất động sản

  1. Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ
  2. Hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú
  3. CMND/Hộ chiếu
  4. Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng
  5. Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh
  6. Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có)
  7. Các hồ sơ khác theo quy định của Ngân hàng

2. Thủ tục vay vốn ngân hàng hình thức vay tín chấp

  1. Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng, kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của ngân hàng)
  2. Bản sao CMND/ Hộ chiếu và sổ hộ khẩu/KT3 tại nơi đăng ký vay
  3. Sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng phát hành
  4. Bản sao Hợp đồng lao động (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương như: Quyết định biên chế, Quyết định điều động công tác, Quyết định chuyển ngạch công chức...)
  5. Hóa đơn điện nước, điện thoại bàn tại địa chỉ ở hiện tại

3. Thủ tục vay vốn ngân hàng hình thức vay thấu chi

  1. Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của từng ngân hàng
  2. Giấy đề nghị mở tài khoản nếu khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng
  3. Bản sao CMND (không quá 15 năm kể từ ngày cấp).
  4. Bản sao HKTT/ KT3 tại nơi đăng ký vay.
  5. Bản sao Hợp đồng lao động.
  6. Giấy cam kết chuyển lương theo mẫu của từng ngân hàng
  7. Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất (có đóng dấu xác nhận của ngân hàng phát hành)
  8. Bản sao Hóa đơn/ Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất.
  9. Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có).

4. Thủ tục vay vốn ngân hàng hình thức vay du học

  1. Đơn đề nghị vay vốn ngân hàng kiêm phương án trả nợ
  2. Giấy tờ chứng minh quan hệ của người vay và người du học.
  3. CMND, hộ khẩu (hoặc tạm trú) của người vay.
  4. CMND, hộ khẩu (nếu chưa đi học) hoặc hộ chiếu, visa của người đi du học.
  5. Giấy chứng minh chi phí du học: thông báo học phí, sinh hoạt phí từ cơ sở giáo dục ở nước ngoài hoặc các chương trình tài liệu có liên quan đến việc lập thủ tục đi học (trường hợp chỉ mới có dự tính đi học).
  6. Giấy tờ chứng minh thu nhập để trả nợ của người vay.
  7. Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay.

5. Thủ tục vay vốn ngân hàng hình thức vay mua nhà hoặc căn hộ

  1. Đơn đề nghị vay vốn ngân hàng kiêm phương án trả nợ
  2. Hộ khẩu, CMND/hộ chiếu của người vay và đồng sở hữu (nếu có).
  3. Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.
  4. Giấy tờ liên quan đến thu nhập để trả nợ vay.
  5. Phương án sử dụng tiền vay (đối với xây, sửa nhà), hợp đồng hoặc thỏa thuận mua bán nhà (đối với mua nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của nhà nước hoặc chuyển quyền sử dụng đất).
  6. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng.

 6. Thủ tục vay vốn ngân hàng hình thức vay mua ô tô

  1. Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu của từng ngân hàng
  2. Hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú/ Giấy đăng ký kinh doanh
  3. CMND/Hộ chiếu
  4. Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ
  5. Giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm/bảo lãnh
  6. Các giấy tờ liên quan đến việc mua xe

 7. Thủ tục vay vốn ngân hàng hình thức vay vốn kinh doanh

  1. Giấy đề nghị vay tiền ngân hàng, kiêm phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ (theo mẫu)
  2. CMND, sổ hộ khẩu/giấy chứng nhận tạm trú KT3 của cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo pháp luật của hộ kinh doanh
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và/hoặc chứng chỉ hành nghề (nếu có)
  4. Biên lai thuế, giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh (nếu có)
  5. Các giấy tờ về tài sản bảo đảm.

Sử dụng nguồn vốn vay thiếu hiệu quả các doanh nghiệp rất dễ bị phá sản

Báo cáo quý I năm 2012 cho thấy, có trên 2.200 doanh nghiệp và có trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Có thể nói lãi suất cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới hàng loạt đơn phá sản của doanh nghiệp trong thời gian qua, song theo ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhìn nhận thì phần lớn là do doanh nghiệp quá nhỏ, không có phương án sử dụng vốn vay ngân hàng tốt nên mới bị nhà các ngân hàng từ chối cho vay vốn.

Ông Vũ Đức Đam cũng thừa nhận, đó là một thực tế phải đối mặt. Theo đó, việc nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất và giải thể phản ánh một thực trạng là sản xuất có khó khăn, đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc các doanh nghiệp cực nhỏ nộp đơn giải thể thực chất số doanh nghiệp phải giải thể nhiều này không ảnh hưởng nhiều đến tình hình lao động.

Chất lượng nền kinh tế của một quốc gia mới là quan trọng cho dù có ít hay nhiều doanh nghiệp hoạt động


Theo ông Đan đúng là nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được đến vốn vay ngân hàng, song, ở đây có phần do lãi suất cao, nhưng còn có phần thuộc về bản thân các doanh nghiệp. Vì trên thực tế thấy rằng Bởi trên thực tê các ngân hàng cũng phải xem xét liệu vốn cho vay của mình có thể có khả năng hoàn trả hay không. Nếu có những doanh nghiệp khi trình bày phương án sử dụng vốn vay mà không tốt thì không được phía ngân hàng chấp nhận cho vay là điều đương nhiên. Với lại chúng ta phải lưu ý một thực tế rằng, nhiều doanh nghiệp trong nhiều năm qua đăng ký và tồn tại nhưng hầu như lại không có hoạt động thực tế, không phát sinh doanh thu chịu thuế. Và hiện tượng doanh nghiệp ma, doanh nghiệp được lập ra chỉ để mua bán hóa đơn vẫn còn xảy ra. Nói chung trong một nền kinh tế thị trường chuyện doanh nghiệp phá sản là chuyện rất thường tình, tuy nhiên nhiều quá cũng không tốt. Với việc tạo ra một nền kinh tế theo hướng thị trường, định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thì hiệu quả và chất lượng của một nền kinh tế mới là quan trọng nhất, nhiều hay ít doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế không nói lên được điều gì.

Việc hỗ trợ kịp thời và đa dạng từ các cơ quan, các ngành chức năng luôn là quan trọng


Rất nhiều biện pháp đã được nêu ra, từ vấn đề tiền tệ cho đến thuế và những giải pháp cải cách thủ tục hành chính. Về vấn đề giãn thuế Chính Phủ đang giao cho Bộ Tài Chính tiếp tục tìm phương án khả thi. Nhưng qua thực tiễn cho thấy, các biện pháp giãn thuế này mới chỉ tập trung vào những doanh nghiệp có lợi nhuận chịu thuế. Tuy nhên nếu những doanh nghiệp trong tình trạng rất khó khăn, chưa có lợi nhuận để được giãn thuế thì cũng cần có các giải pháp về thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong diện này đỡ khốn đốn.