Ông Đặng Bá Ngọc trình bày: Tháng 9-2007, vợ chồng ông Ngọc vay vốn của Ngân hàng SHB Đà Nẵng 420 triệu đồng. Sau khi trả hết nợ tại Ngân hàng SHB, tháng 6-2010, vợ chồng ông Ngọc thế chấp đất và ngôi nhà tại địa chỉ 71- Nguyễn Hữu Tiến, Đà Nẵng tại Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Hoàng Diệu vay 650 triệu đồng với thời hạn 1 năm.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Hòa Phong (H. Hòa Vang, Đà Nẵng) bị thua lỗ, mất khả năng hoàn trả nên khoản nợ trên lâm vào tình trạng lãi quá hạn. Bí bách, nghe giới thiệu bà Huỳnh Thị Châu có thể làm thủ tục đáo hạn ngân hàng nên vợ chồng ông Ngọc đến nhờ và được bà Châu đồng ý. Đổi lại, bà Huỳnh Thị Châu yêu cầu vợ chồng ông Ngọc phải làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng ngôi nhà 71- Nguyễn Hữu Tiến cho bà Châu. Để giữ lòng tin, bà Châu viết giấy cam kết có nội dung: “Cam kết đứng tên nhà giúp anh Đặng Bá Ngọc thửa đất số 240-c1, tờ bản đồ số KT04/6, diện tích 100m2 (đây là đất của ngôi nhà 71-Nguyễn Hữu Tiến- nv), địa chỉ thửa đất tại KDC Phong Bắc, Hòa Thọ Đông. Tôi cam kết đứng tên trong giấy đăng ký quyền sử dụng đất ở giúp anh Ngọc chỉ để làm mục đích vay vốn ngân hàng và hiện đang vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (VP Bank) chi nhánh Sơn Trà (Đà Nẵng). Khi anh Ngọc trả hết nợ, tôi làm thủ tục sang lại tên cho anh Ngọc...”
Tin vào những gì được ghi trong giấy cam kết, ông Đặng Bá Ngọc đã tiến hành lập thủ tục chuyển ngôi nhà và đất do mình đứng tên sang bà Huỳnh Thị Châu và được UBND Q. Cẩm Lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở số BC 179398, ngày 11-6- 2010. Sau khi các thủ tục sang tên hoàn thành, bà Châu sử dụng giấy chứng nhận này thế chấp cho VP Bank chi nhánh Sơn Trà vay 900 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Châu chỉ giao cho ông Ngọc 800 triệu đồng (gồm các khoản: trả ngân hàng gần 695 triệu đồng, lãi đáo hạn: 28 triệu đồng; thuế trước bạ sang tên: 9,5 triệu đồng, phí làm sổ nhanh: 5 triệu đồng...).
Vay tiền xong, vợ chồng ông Ngọc chỉ thực hiện được việc trả lãi vay trong những tháng đầu tiên, còn 5 tháng sau không thanh toán tiền lãi theo đúng kỳ hạn. Trước sự việc như vậy, bà Châu nhiều lần yêu cầu nộp tiền lãi song vợ chồng ông Ngọc chưa có tiền nên không thực hiện. Bất ngờ ngày 1-3-2012, bà Châu cùng một số người kéo đến nhà 71- Nguyễn Hữu Tiến yêu cầu vợ chồng ông Ngọc phải thanh toán đủ số tiền 900 triệu đồng, nếu không thanh toán sẽ cho người dọn vật dụng gia đình của 2 người ra khỏi nhà. Do không có khả năng thanh toán một lần với số tiền lớn như vậy, vợ chồng ông Ngọc đành đứng nhìn những người của bà Châu mang vật dụng của mình ra khỏi ngôi nhà đang ở. Đồng thời, bà Châu cho người hàn luôn các cửa ra vào.
Trao đổi cùng chúng tôi, một cán bộ có chức năng cho biết: Về thủ tục, bà Huỳnh Thị Châu lấy ngôi nhà 71- Nguyễn Hữu Tiến là hoàn toàn hợp lệ (vì bà Châu đã đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở). Tuy nhiên, về những khía cạnh pháp lý khác cũng cần thiết phải xem xét lại. Cụ thể, xem xét lại vấn đề lãi suất vay quá cao so với mức lãi do Nhà nước qui định; chi phí cho việc đáo hạn có nhiều khoản bất hợp lý... Tiếp tục tìm hiểu thêm về dịch vụ đáo hạn ngân hàng này, chúng tôi được biết: Trước đây, khi thực hiện dịch vụ đáo hạn, người cho vay tiền không làm các thủ tục trước bạ sang tên đối với tài sản.
Do đó, khi người vay tiền làm ăn thua lỗ, bị vỡ nợ thì khả năng thu hồi vốn và lãi gặp nhiều khó khăn. Đối phó với tình trạng này, các đối tượng làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng ngoài việc lấy lãi suất cao, họ còn buộc các khổ chủ của mình sang tên các loại tài sản đang có sang tên của mình. Điều đó sẽ tránh được việc các con nợ thực hiện hành vi tẩu tán tài sản đồng thời buộc họ phải chịu mức lãi suất cắt cổ khi muốn thực hiện việc sang tên trở lại đối với tài sản của mình và tránh bị pháp luật xử lý về hành vi cưỡng đoạt tài sản khi tổ chức xiết tài sản. Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, tại TP Đà Nẵng đã có nhiều trường hợp mất nhà hoặc những tài sản khác có giá trị theo hình thức vay tiền và giao tài sản cho chủ nợ đứng tên chủ sở hữu.
Theo chúng tôi, đây là một thủ đoạn mới của những người làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Việc chuyển đổi tên chủ sở hữu sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hồi tài sản nếu con nợ không còn khả năng thanh toán. Đồng thời, khi tiến hành “xiết nợ”, các cơ quan chức năng sẽ không có chứng cứ để xử lý theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, việc tổ chức thu hồi tài sản khi đã chuyển sang tên của mình cũng nhẹ nhàng, đỡ tốn kém. Mong rằng, những người vay tiền cần cẩn trọng với thủ đoạn này, đừng để lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất như vợ chồng ông Ngọc đang gánh chịu
Tin vào những gì được ghi trong giấy cam kết, ông Đặng Bá Ngọc đã tiến hành lập thủ tục chuyển ngôi nhà và đất do mình đứng tên sang bà Huỳnh Thị Châu và được UBND Q. Cẩm Lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở số BC 179398, ngày 11-6- 2010. Sau khi các thủ tục sang tên hoàn thành, bà Châu sử dụng giấy chứng nhận này thế chấp cho VP Bank chi nhánh Sơn Trà vay 900 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Châu chỉ giao cho ông Ngọc 800 triệu đồng (gồm các khoản: trả ngân hàng gần 695 triệu đồng, lãi đáo hạn: 28 triệu đồng; thuế trước bạ sang tên: 9,5 triệu đồng, phí làm sổ nhanh: 5 triệu đồng...).
Vay tiền xong, vợ chồng ông Ngọc chỉ thực hiện được việc trả lãi vay trong những tháng đầu tiên, còn 5 tháng sau không thanh toán tiền lãi theo đúng kỳ hạn. Trước sự việc như vậy, bà Châu nhiều lần yêu cầu nộp tiền lãi song vợ chồng ông Ngọc chưa có tiền nên không thực hiện. Bất ngờ ngày 1-3-2012, bà Châu cùng một số người kéo đến nhà 71- Nguyễn Hữu Tiến yêu cầu vợ chồng ông Ngọc phải thanh toán đủ số tiền 900 triệu đồng, nếu không thanh toán sẽ cho người dọn vật dụng gia đình của 2 người ra khỏi nhà. Do không có khả năng thanh toán một lần với số tiền lớn như vậy, vợ chồng ông Ngọc đành đứng nhìn những người của bà Châu mang vật dụng của mình ra khỏi ngôi nhà đang ở. Đồng thời, bà Châu cho người hàn luôn các cửa ra vào.
Trao đổi cùng chúng tôi, một cán bộ có chức năng cho biết: Về thủ tục, bà Huỳnh Thị Châu lấy ngôi nhà 71- Nguyễn Hữu Tiến là hoàn toàn hợp lệ (vì bà Châu đã đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở). Tuy nhiên, về những khía cạnh pháp lý khác cũng cần thiết phải xem xét lại. Cụ thể, xem xét lại vấn đề lãi suất vay quá cao so với mức lãi do Nhà nước qui định; chi phí cho việc đáo hạn có nhiều khoản bất hợp lý... Tiếp tục tìm hiểu thêm về dịch vụ đáo hạn ngân hàng này, chúng tôi được biết: Trước đây, khi thực hiện dịch vụ đáo hạn, người cho vay tiền không làm các thủ tục trước bạ sang tên đối với tài sản.
Do đó, khi người vay tiền làm ăn thua lỗ, bị vỡ nợ thì khả năng thu hồi vốn và lãi gặp nhiều khó khăn. Đối phó với tình trạng này, các đối tượng làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng ngoài việc lấy lãi suất cao, họ còn buộc các khổ chủ của mình sang tên các loại tài sản đang có sang tên của mình. Điều đó sẽ tránh được việc các con nợ thực hiện hành vi tẩu tán tài sản đồng thời buộc họ phải chịu mức lãi suất cắt cổ khi muốn thực hiện việc sang tên trở lại đối với tài sản của mình và tránh bị pháp luật xử lý về hành vi cưỡng đoạt tài sản khi tổ chức xiết tài sản. Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, tại TP Đà Nẵng đã có nhiều trường hợp mất nhà hoặc những tài sản khác có giá trị theo hình thức vay tiền và giao tài sản cho chủ nợ đứng tên chủ sở hữu.
Theo chúng tôi, đây là một thủ đoạn mới của những người làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Việc chuyển đổi tên chủ sở hữu sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hồi tài sản nếu con nợ không còn khả năng thanh toán. Đồng thời, khi tiến hành “xiết nợ”, các cơ quan chức năng sẽ không có chứng cứ để xử lý theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, việc tổ chức thu hồi tài sản khi đã chuyển sang tên của mình cũng nhẹ nhàng, đỡ tốn kém. Mong rằng, những người vay tiền cần cẩn trọng với thủ đoạn này, đừng để lâm vào cảnh màn trời, chiếu đất như vợ chồng ông Ngọc đang gánh chịu
Theo YourBank
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét