Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Dịch vụ ngân hàng cho vay

 Hỗ trợ vay ngân hàng

– Khách hàng cần vay vốn ngân hàng?


– Quý khách cần vay vốn kinh doanh, vay mua nhà, thế chấp sổ đỏ, vay mua ô tô hoặc đầu tư….


– Quý khách có tài sản bất động sản, nhà cửa, sổ đỏ, sổ tiết kiệm, ô tô… vay tiền ngân hàng không được do chứng minh khả năng thu nhập.


- Chúng tôi hỗ trợ quý khách các hồ sơ thủ tục vay vốn ngân hàng nhanh nhất, với lãi suất vay tiền ngân hàng thấp nhất.

Dịch vụ vay vốn ngân hàng


 1 Vay vốn ngân hàng, vay thế chấp 

     . Vay mua nhà - mua Oto
     . Tiêu dùng - thấu chi
     . Bổ sung vốn kinh doanh, lưu động.
     . Vay sữa nhà - góp vốn


    ( Bao phương án vay - không cần giấy phép ĐKKD - chỉ cần tài sản đảm bảo đủ, chủ quyền diện tích nhỏ dưới 20 m2, khách hàng nợ xấu nhóm 3 -> 4 )

2. Giải chấp đáo hạn ngân hàng, đảo nợ


      . Cho vay giải chấp - đáo hạn phí 0,4% ngày.
      . Giải quyết nhanh gọn trong ngày.

3. Dịch vụ vay tư nhân, vay nóng, vay ngoài, vay nhanh


      Nếu những hồ sơ không đủ điều kiện vay bên ngân hàng. Công ty có sẵn nguồn tiền nhàn rỗi trên 50 tỷ, cần cho vay tư nhân chính chủ tiền cho vay ( lãi suất 3 - 3.5%tháng )
.

4. Chứng minh chứng minh tai chính, xác nhận số dư, chứng minh số dư

    .Cho mượn tiền  mở sổ tiết kiệm - đối ứng. (  cho mượn tiền )
    .Chứng minh số dư cụ thể cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
    .Chứng minh tài chính du học. (  cho mượn tiền )
    .Chứng minh vốn điều lệ cho công ty. ( cho mượn tiền )
                         ( Số tiền cần chứng minh không hạn chế )


5. Hợp thức hóa các giấy tờ đất đai, tài chính


     . Giấy phép xây dựng
     . Sổ đỏ - sổ hồng
     . Thừa kế - phân chia - từ bỏ - di chúc ( di sản )


6. Giấy phép kinh doanh các ngành nghề khó làm


   karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà thuốc....công ty bảo vệ, cty BĐS


Chi tiêt vui lòng liên hệ : 0906.670.947 A.Vũ  ( Phục vụ 24/24 )

Công Ty Cổ Phần Đa Thức
 
Địa chỉ: 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM


Hotline:   
0906.670.947    (Mr Vũ)

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Dịch vụ hỗ trợ vay vốn ngân hàng nhanh tại TPHCM

VAY VỐN NGÂN HÀNG NHANH, DỊCH VỤ HỖ TRỢ VAY VỐN NHANH


Vay vốn ngân hàng nhanh là dịch vụ hỗ trợ vay vốn ưu tiên làm nhanh trong vòng 3 - 4 ngày của chúng tôi tại TPHCM. Dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp quý vị tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý hồ sơ vay vốn, thông qua đó mà hồ sơ "trôi chảy" hơn thông thường. Nếu quý vị gặp khó khăn trong việc liên hệ vay vốn ngân hàng tại các chi nhánh, phòng giao dịch các hệ thống ngân hàng thì hãy gọi cho chúng tôi. Chỉ cần tài sản quý vị đủ giá trị và đẹp, chung tôi cam kết sẽ hỗ trợ vay ngân hàng nhanh và thỏa đáng.


Chúng tôi chuyên nghiệp Dịch vụ:

+ Tư vấn thực hiện các bước làm hồ sơ vay Ngân hàng.

+  Nhận hỗ trợ vay vốn Ngân Hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân vướng mắc hồ sơ vay

+ Làm các thủ tục liên quan đến lĩnh vực tài chính : đáo hạn, giải chấp

+ Trả lời kết quả ngay sau khi thẩm định hồ sơ và tài sản, thủ tục nhanh, chi phí hợp lý .


vay von ngan hang nhanh

Các loại giấy tờ cần : Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản. 


Phương tiện vận tải tàu thuyền: Giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành.

Đất đai và tài sản gắn liền trên đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền trên đất.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Doanh nghiệp khốn đốn vì ngân hàng thủ thế

Ông Nguyễn Minh Quang - (Đại biểu Quốc hội Hà Nội) - “Các DN vừa và nhỏ phải tiếp cận nguồn vốn với lãi suất 24%, phải “đi đêm” mới vay được tiền, thì chúng tôi hiểu mình đã “chết” đến nơi rồi”.

Hôm qua, 24-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2012.

Tránh những cú sốc mới


Xét trên bình diện vĩ mô, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) tỏ ra lo lắng khi lạm phát liên tục được kéo xuống và sức mua giảm quá mạnh. Ông nêu vấn đề: “Phải chăng thắt chặt đầu tư công và thắt chặt tiền tệ khiến nền kinh tế thiếu “máu”, sức mua giảm quá mạnh. Ngân hàng “thủ thế” quá kỹ càng đẩy DN vào tình trạng khó khăn. Điều đó cho thấy các giải pháp hiện nay chưa căn cơ”. ĐB Trần Du Lịch cho rằng, tình hình hiện nay, Chính phủ hoàn toàn có điều kiện để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giải bài toán tăng trưởng. Bởi nếu GDP giảm sút, số thất nghiệp sẽ tăng mạnh và từ nay đến cuối năm, chắc chắn khó đạt mục tiêu tăng GDP 6-6,5%.

Về các giải pháp điều hành của Chính phủ từ nay đến cuối năm, các ĐBQH bày tỏ sự tán thành. ĐB Trần Du Lịch nói, ông hoàn toàn ủng hộ Chính phủ đề xuất miễn giảm thuế dù giải pháp này là lựa chọn khó khăn của Quốc hội. Ông phân tích: “Miễn giảm thuế có thể làm giảm thu 2012, nhiều công trình phải chậm lại. Nhưng nếu không gỡ khó cho DN thì năm 2013 nguồn thu sẽ gặp nhiều khó khăn. Hàng triệu DN, hộ kinh doanh cá thể đang trông chờ vào quyết định của Quốc hội. Phải tồn tại thì mới tái cấu trúc nền kinh tế được”.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cũng cho rằng, Chính phủ cần nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế. Cùng với đó, phải đồng bộ 3 giải pháp: hỗ trợ DN, kích thích sức mua và giảm giá một số nguồn lực mà Chính phủ có thể kiểm soát. Ông nói: “Nền kinh tế đang hết sức khó khăn, các DN co cụm, nên nếu không triển khai các giải pháp thì cũng không thể thu thuế được”. Tán thành tạo điều kiện cứu DN, song ĐB Nguyễn Đình Quyền cũng cảnh báo: “Nếu không thận trọng, không có bước đi, quản lý chặt chẽ, sẽ phản tác dụng. Trong gói cứu trợ DN, nếu không minh bạch sẽ sinh ra cơ chế xin - cho, chạy, lách luật... Khi đó, sẽ tạo ra cạnh tranh bất bình đẳng, anh chết cứ chết, anh khỏe lại khỏe thêm. Như thế, khác nào thêm cú sốc mới, đặc biệt cho DN vừa và nhỏ...”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ĐBQH tỉnh Quảng Nam) nhìn nhận, tình hình đất nước đang rất khó khăn, đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh lập trường của Chính phủ: “Chính phủ thể hiện quyết tâm trên cơ sở tính toán khoa học và các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để giữ lời hứa với Quốc hội, không đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội...”. Phó Thủ tướng cũng “đặt hàng” các vị ĐBQH đóng góp ý kiến, hiến kế giúp Chính phủ những giải pháp mới trong điều hành. Ông nói: “Chính phủ không chủ quan. Bởi nếu cầm cương lỏng, không khéo léo, lạm phát rất có thể sẽ quay trở lại, ảnh hưởng lớn tới mục tiêu phát triển bền vững...”.

Cần những giải pháp mạnh hơn


Bàn sâu về tình hình kinh tế, nhiều ĐBQH là doanh nhân đã lên tiếng kể về thời kỳ lao đao của các doanh nghiệp (DN). ĐB Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội), Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội phàn nàn: “Kiềm chế lạm phát kéo theo nhiều hệ lụy. DN phá sản tăng cao, lượng hàng tồn kho tăng nhanh từng tháng nên DN mong từng giờ, từng phút Chính phủ có giải pháp hỗ trợ...”.

Đánh giá báo cáo của Chính phủ “vẫn nhiều màu hồng”, ĐB Nguyễn Minh Quang (Hà Nội), Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nói: “Tôi giật mình khi biết rằng mình sắp nguy tới nơi...”. Ông kể tiếp: “Thời gian qua, các DN vừa và nhỏ phải tiếp cận nguồn vốn với lãi suất 24%, phải “đi đêm” mới vay được tiền, thì chúng tôi hiểu mình đã “chết” đến nơi rồi. Không vay được tiền cũng “chết” nhưng vay được với kiểu như trên cũng như uống một liều thuốc độc, càng chết nhanh hơn... Chính phủ cần có những giải pháp mạnh hơn để cứu các DN đang hấp hối”. Một số ý kiến khác cũng đồng ý rằng, lãi suất tuy công bố giảm nhưng vẫn còn cao và DN rất khó vay ngân hàng.

Chia sẻ với các DN, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) lại bức xúc với ngân hàng: “Nền kinh tế như thế này mà cho ra đời hàng trăm tổ chức tín dụng là bất bình thường. Trong khi DN đứng bên bờ phá sản thì các ngân hàng vẫn lãi cao, lương cao, sống khỏe và nhởn nhơ như không. đề nghị xem xét có lợi ích nhóm trong chuyện này không”. ĐB Nguyễn Đình Quyền cũng đánh giá phản ứng của các cơ quan quản lý rất chậm: “Giờ mới xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng, đến khi nào mới xem xét, giải quyết được...”.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

TP Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn


Vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quyết định trong cơ cấu vốn huy động của doanh nghiệp (DN), đặc biệt các DN nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy nhiên tại TP Hồ Chí Minh, hiện rất ít DNNVV nhận được nguồn hỗ trợ từ kênh tài chính này.

Khát vốn sản xuất


Công ty TNHH TM Dịch vụ & Quảng cáo Phát Niên Giám ở đường Võ Thị Sáu, quận 3 là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực đa ngành nghề. Năm 2012, DN quyết định phát triển thêm lĩnh vực thương mại nhưng lại thiếu vốn triển khai. “Do năng lực tài chính hạn chế, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng rất khó khăn, có thể nói các DNNVV đang là những đơn vị chịu tác động nặng nề nhất. Thực tế là khi kinh doanh khó khăn thì báo cáo tài chính không “đẹp”. Trong khi đó, phía ngân hàng luôn đòi hỏi DN phải có báo cáo tài chính tốt cũng như phải có tài sản để thế chấp”, anh Lâm Hiền Phước, Giám đốc DN than.

Thống kê của ngành thuế, 3 tháng qua thành phố đã có 5.012 DN ngưng hoạt động, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ, bao gồm: 1.725 DN chờ làm thủ tục phá sản, 1.198 DN bỏ trốn hoặc mất tích… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của DN. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây, có hơn 50% số DN kinh doanh kém có hệ quả sâu xa từ khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.
Trong khi DN, đặc biệt DNNVV đang khát vốn làm ăn, có một nghịch lý đang diễn ra tại nhiều ngân hàng là nguồn tiền dư thừa nhưng lại không thể cho vay. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến thời điểm tháng 3, tiền gửi khách hàng tăng thêm 1,4% nhưng dư nợ cho vay của toàn ngành tiếp tục giảm thêm 2% so với cuối năm 2011. Chính do nguồn tiền không giải ngân được trong các dự án vay vốn, đã dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng toàn ngành quí một vừa qua đạt chỉ số âm.

Gỡ khó cung- cầu vốn


Theo các chuyên gia kinh tế, để giúp DNNVV và ngân hàng tháo gỡ được nút thắt trong vay vốn hiện nay rất cần vai trò chủ động từ chính các tổ chức tài chính. Cụ thể, ngân hàng cần nhanh chóng phát triển đồng bộ nhiều sản phẩm cho vay, vừa tăng cường huy động nguồn. Đặc biệt cần phát triển những sản phẩm để giúp DN đang thiếu các điều kiện nhưng vẫn có thể vay được vốn. Việc kết hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ cung cấp… cũng là một trong các cơ sở hạ lãi suất cho vay. “Thực tế tại Ngân hàng HD, bên cạnh việc xem xét lại cơ cấu nợ, giãn nợ… cho DN, chúng tôi đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp cụ thể như: ưu đãi tín dụng cho các DN kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; giảm lãi suất thêm 2%/năm với thời hạn vay tối đa 5 năm và số tiền vay tối đa 5 tỷ đồng… ”, ông Phạm Thiện Long, Phó TGĐ Ngân hàng HD cho biết.

Ở một góc độ khác, Ngân hàng Nhà nước vừa cam kết sẽ tiếp tục cung ứng vốn qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhằm tạo điều kiện tối đa DN được ưu tiên về vốn vay. Nếu điều kiện vĩ mô cho phép, đến cuối năm 2012 dự kiến mức lãi suất huy động sẽ còn 10 - 11%/năm góp phần hạ lãi suất cho vay giảm tương ứng. Hiện các DN vừa và nhỏ vẫn đang chờ các hỗ trợ từ phía Chính phủ, điều DN mong mỏi là sớm có giải pháp kịp thời, nhanh chóng giúp họ có vốn hoạt động. Theo anh Phước, điều cần làm lúc này là tháo gỡ khó khăn từ phía bảo lãnh vay vốn. Riêng bản thân DN, trong lập dự án kinh doanh cần nêu rõ những khó khăn và thuận lợi, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ, yếu tố khả thi cao… cũng như phải có báo cáo tài chính khách quan, minh bạch để thuyết phục được ngân hàng cho vay.


Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Không dễ để thực hiện việc mua bán nợ xấu bây giờ

Giải pháp mua bán nợ xấu.


Để giải quyết nợ xấu, yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng là phải minh bạch trong vấn đề xác định nợ xấu. Hiện đang tồn tại một thực tế là có những ngân hàng không công bố nợ xấu sát với thực tế. Do đó, tiêu chí phân loại nợ xấu cần phải rất chuẩn mực và đồng nhất, chứ không thể cùng một khoản nợ mà ngân hàng này cho là nợ xấu, ngân hàng kia thì không.

Bên cạnh đó, cần siết chặt kỷ luật với những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những ngân hàng vi phạm. Chẳng hạn, khi phát hiện ngân hàng đảo nợ hoặc cố tình che giấu nợ xấu, NHNN có thể áp dụng biện pháp kỷ luật như: hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế mở mạng lưới hoặc những quy định về dự trữ bắt buộc. Hiện tại, chưa có ngân hàng nào bị xử lý do không phản ánh đúng nợ xấu.

Có ý kiến cho rằng, để có thể đẩy nhanh quá trình lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng, Nhà nước nên vào cuộc. Cụ thể là Chính phủ đứng ra mua lại những khoản nợ xấu đó, lành mạnh hóa nó rồi sau đó bán lại. Về mặt tinh thần thì đúng, nhưng khi thực hiện sẽ khó, bởi nếu Chính phủ mua nợ xấu của một ngân hàng A với giá thấp sẽ gây ảnh hưởng lên định giá nợ xấu của ngân hàng khác. Trong khi đó, chưa chắc các ngân hàng đã mặn mà với giải pháp này.

Ví dụ điển hình là thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009, chính phủ Mỹ có đưa giải pháp mua nợ của các ngân hàng, nhưng không hiệu quả, bởi mấy lý do sau. Thứ nhất, không ai dám bán, vì bán sẽ lộ ra là mình có nợ xấu. Thứ hai, chắc chắn chính phủ muốn mua nợ xấu với giá có lợi cho đất nước; nhưng nếu giá quá thấp thì các ngân hàng không đồng ý, do sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn cho khoản nợ đó. Do đó, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã phải đưa ra giải pháp Ngân hàng Trung ương bỏ tiền mua lại cổ phần của các ngân hàng để vực lại niềm tin.

Bên cạnh đó, với giải pháp mua nợ xấu, Chính phủ cần phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn. Tính bình quân, các chính phủ thường tiêu tốn khoảng 13% giá trị GDP khi tái cơ cấu hệ thống tài chính. Con số này trên thực tế có khả năng lớn hơn đối với một số nước, ví dụ Chính phủ Indonesia tiêu tốn 50% giá trị GDP hay hơn 30% tại Thái Lan hoặc nhỏ hơn như Malaysia, khoảng 5%.

Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại nợ xấu của các chính quyền địa phương, do bản thân các chính quyền địa phương vay rất nhiều, dùng khoản tiền đó để đầu tư vào các dự án trung - dài hạn, mà khoản vay lại là ngắn hạn. Đến lúc chính quyền địa phương không trả được nợ, thì tình hình nợ xấu của các ngân hàng tại Trung Quốc cũng sẽ khó kiểm soát.

Điều kiện nào thì việc mua lại nợ xấu mới đạt hiệu quả?


Việc mua lại nợ xấu thông qua các công ty mua bán nợ (AMC) chỉ hiệu quả khi thỏa mãn các điều kiện sau. Thứ nhất, sự mong muốn và hỗ trợ của Chính phủ là hết sức quan trọng để đảm bảo thành công cho các công ty mua bán nợ. Thứ hai, sự hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ bằng việc cấp vốn trực tiếp. Nếu AMC phát hành trái phiếu, các trái phiếu này cần sự bảo lãnh của Chính phủ.

Thứ ba, thị trường vốn cần hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc định giá và mua bán nợ. Đồng thời, các quy định pháp luật cũng cần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại nợ từ AMC. Thứ tư, thời hạn hoạt động của AMC cần được xác định để đảm bảo AMC không ôm nợ xấu trong thời gian dài do không dám chịu lỗ khi bán ra, nhưng đồng thời, thời gian cũng đủ dài để AMC có đủ thời gian để giải quyết nợ xấu.

Thứ năm, tính minh bạch cao. AMC cần thường xuyên công bố kết quả hoạt động và kết quả kiểm toán để thị trường có thể hiểu rõ tình hình thực tế. Thứ sáu, xử lý nhanh. Chờ thị trường đảo chiều để giảm lỗ thường dẫn đến làm chậm quá trình xử lý nợ và gây nên lỗ lớn hơn. Cuối cùng, hoạt động mua bán nợ nên diễn ra khi thị trường không bị quá hoảng loạn, vì nếu như thế thì chắc chắn không ai dám bán và càng bán, giá càng xuống.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Nguồn vốn cho bất động sản bắt đầu sôi động trở lại

Sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa lãi suất huy động xuống còn 12%/năm, đồng thời mở cửa cho hầu hết các khoản vay mới về bất động sản, nhiều ngân hàng thương mại cho biết sẽ đưa lãi suất cho vay xuống còn 14%/năm đối với những khách hàng mua các sản phẩm nhà đất dự án giá tốt, giao nhà ở ngay.

Ông Lê Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh (thuộc Công ty Hoàng Anh Gia Lai), cho biết một số ngân hàng như ngân hàng Á Châu ACB, ngân hàng ANZ, ngân hàng  Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV… đã và đang tiếp cận khách hàng mua căn hộ tại những dự án của đơn vị làm chủ đầu tư như chung cư An Tiến, New Saigon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2) và Hoàng Anh Giai Việt (quận 8) để cho vay với lãi suất đã giảm đáng kể so với trước.

Cũng theo ông Hùng, hiện nay, có ngân hàng đang làm việc với công ty để đưa mức lãi suất cho khách hàng vay mua nhà chỉ còn 15,5%/năm, đồng thời những điều kiện xem xét cho vay vốn của ngân hàng cũng đỡ khắt khe hơn trước.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra định hướng cho vay các dự án bất động sản sắp hoàn thành với lãi suất 16%/năm. Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc BIDV, ngân hàng này sẽ tập trung chú trọng tỉ trọng cho vay vốn bất động sản, đồng thời giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ vốn cho các dự án cũng là hỗ trợ cho một chuỗi ngành thép, ngành xi măng…đang rơi vào tình trạng khó khăn.

Sau tín hiệu hạ lãi suất huy động xuống mức 12%, tín dụng cho vay bất động sản đã được nới lỏng, thị trường bất động sản đã xuất hiện giao dịch trở lại đặc biệt phân khúc chung cư có giá trị trên dưới 2 tỷ đồng.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Cứ đến ngân hàng nhà nước là sẽ vay được vốn

Đối tượng không khuyến khích cho vay vốn hiện được tăng lên gấp đôi


Trước ý kiến cho rằng dù ngân hàng nói hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, nhất là vốn giá rẻ, Ông Nguyễn Văn Bình thống đốc ngân hàng nhà nước cho biết (Doanh nghiệp vốn có nhiều loại, tình hình tài chính khác nhau). Tôi xin khẳng định, nếu doanh nghiệp nào có tài chính tốt, sản xuất kinh doanh tốt, hoàn toàn có thể vay được vốn ngân hàng với lãi suất khoảng 15% - 16%. Nếu cần, các nhà báo cơ quan truyền thông có thể thông tin và giới thiệu doanh nghiệp đến Ngân hàng Nhà nước. Ông Bình khẳng định: doanh nghiệp nào tốt, đủ điều kiện sẽ được cho vay.

Riêng với lĩnh vực chứng khoán, ông Bình thừa nhận, sẽ không khuyến khích cho vay bởi bản chất vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi vay đầu tư chứng khoán là trung dài hạn (cổ phiếu).

Về cho vay tiền du học, vay tiền sử dụng tiền ra nước ngoài thì không khuyến khích, còn cho vay vốn mua nhà ở, vay vốn xây dựng nhà ở, nhà để cho thuê, thậm chí vay vốn đầu tư nhà, và cho vay tiêu dùng trong nước... đều được loại ra khỏi danh mục. Điều này đồng nghĩa đối tượng không khuyến khích cho vay vốn hiện được tăng lên gấp đôi. Đây là một công bố hết sức quan trọng được đại diện ngân hàng nhà nước khẳng định lần này là thay vì thắt chặt, một số đối tượng được loại ra khỏi tín dụng không khuyến khích.

Hạn chế giải ngân vốn vay bằng tiền mặt


Theo quy định tại Thông tư 09 Ngân hàng Nhà nước mới ban hành ngày 10/4, các ngân hàng chỉ được xem xét sử dụng tiền mặt để giải ngân các khoản vay với một số đối tượng, thay vì đa dạng như trước. Từ ngày 1/6, các ngân hàng không được dùng tiền mặt khi giải ngân vốn vay thay vì các hình thức đa dạng trước kia.

Cụ thể, trường hợp thứ nhất là thanh toán cho bên thụ hưởng (bên có quan hệ với khách hàng vay trong mua bán tài sản, thanh toán chi phí hình thành trên tài sản) là tổ chức, cá nhân số tiền dưới 100 triệu đồng một lần giải ngân. Ngoài ra, việc thanh toán bằng tiền mặt có thể xem xét với các trường hợp dùng để trả lương cho người lao động, bù đắp vốn tự có mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh, sản xuất...Các đối tượng khác, ngân hàng khi giải ngân, không được dùng tiền mặt.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc siết chặt giải ngân sẽ góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo mục đích thỏa thuận trong hợp đồng cho vay.